Hệ thống các khí cụ nha khoa sử dụng trong quá trình niềng răng gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và tạo điều kiện cho thức ăn thừa bám lại. Điều đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm liên quan tới răng miệng. Vì vậy, cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng là vô cùng quan trọng cho một quá trình chỉnh nha thuận lợi cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng về sau.
Mục lục
Tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Đảm bảo sức khỏe răng miệng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa cũng như vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy, vấn đề vệ sinh răng miệng là vấn đề đang được mọi người lưu tâm.
Vệ sinh sạch sẽ giúp hàm răng tránh khỏi những vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Với hầu hết mọi người, để đảm bảo vệ sinh răng miệng chúng ta cần súc miệng, chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Tuy nhiên, với những người thực hiện niềng răng thì như thế vẫn chưa đủ.
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp các khí cụ chỉnh nha lên răng nhằm tạo lực giúp răng di chuyển về đúng hướng. Chính những khí cụ chỉnh nha này là địa chỉ mà thức ăn dễ bám dính lại, tạo điều kiện thuận lợi hình thành mảng bám và vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong khoang miệng.
Theo thời gian, vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axít. Loại axít này có thể kích thích nướu, gây ra một số vấn đề về răng miệng như: sâu kẽ răng, viêm nướu và hôi miệng.
Vì thế, việc loại bỏ sạch mảng bám trên răng và xung quanh mắc cài là rất quan trọng cần được làm thường xuyên. Làm sạch khoang miệng là biện pháp tốt nhất giúp giảm thiểu được các nguy cơ gây bệnh, khi bề mặt răng và vị trí các mắc cài được làm sạch sẽ giúp răng khỏe mạnh và đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng không chỉ dừng lại ở việc làm sạch mà đòi hỏi người bệnh phải làm đúng. Bởi nếu thực hiện sai cách như: chải răng quá mạnh, lạm dụng nước súc miệng… cũng có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng hoặc một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng. Người bệnh cần lưu ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.
Với những người sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt thì quá trình chăm sóc răng miệng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Khi vệ sinh răng miệng bạn chỉ cần tháo khay niềng rồi thực hiện chải răng và vệ sinh khay niềng sạch sẽ là xong.
Các dụng cụ vệ sinh răng miệng khi niềng răng phổ biến
1. Bàn chải kẽ răng
Bàn chải kẽ răng là sản phẩm vệ sinh răng miệng không thể thiếu dành cho người niềng răng. Bàn chải được thiết kế nhỏ gọn, ở đầu bàn chải được thiết kế bằng thép có thể điều chỉnh được giúp dễ dàng đưa vào từng kẽ răng, vị trí mắc cài và dây cung để làm sạch mọi thức ăn dư thừa.
Ngoài ra, phần lông bàn chải có độ đàn hồi tốt và vô cùng mềm mại có thể tránh được tối đa những tổn thương lên các mô mềm trong khoang miệng.
2. Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một trong những dụng cụ đắc lực trong việc vệ sinh răng miệng cho tất cả mọi người và đặc biệt với những người niềng răng. Chỉ nha khoa có thể làm sạch được mảng bám, thức ăn thừa ở từng kẽ hở nhỏ mà lông bàn chải không thể chạm tới.
Chỉ nha khoa được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng để vệ sinh răng miệng. Đây thực sự là giải pháp làm sạch kẽ răng hiệu quả mà những người niềng răng không nên bỏ qua bởi chúng dễ sử dụng mà không gây chấn thương cho nướu răng.
3. Máy tăm nước
Máy tăm nước là sản phẩm giúp rút ngắn thời gian vệ sinh răng miệng cho người niềng răng. Đây là một dụng cụ vô cùng tiện lợi đang được rất nhiều người sử dụng bởi nó dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn chỉ cần khởi động máy ở chế độ vừa phải để các tia nước làm sạch từng kẽ răng của mình.
Tuy nhiên, tăm nước không thể thay thế được chỉ nha khoa. Vì thế, nếu không có điều kiện bạn hoàn toàn có thể súc miệng mạnh cũng là một cách để các tia nước làm sạch kẽ răng.
Đọc chi tiết: Sự khác biệt giữa máy tăm nước và chỉ nha khoa?
4. Dụng cụ cạo lưỡi
Không chỉ cần loại bỏ sạch mảng bám ở răng, người niềng răng mà còn phải vệ sinh lưỡi sạch sẽ bởi lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hôi miệng nhất. Vì thế dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch mảng bám màu trắng trên lưỡi là điều vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Kỹ thuật vệ sinh răng miệng khi niềng răng không quá khó khăn và phức tạp. Điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn và khéo léo thực hiện trong suốt thời gian chỉnh nha. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng theo từng dụng cụ:
Hướng dẫn cách đánh răng với bàn chải thường
Lưu ý trước khi thực hiện:
- Mỗi ngày, bạn cần chải răng ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thời điểm để chải răng thích hợp là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để hạn chế sự tích tụ của thức ăn bám lại sau khi niềng răng.
- Cách lựa chọn bàn chải phù hợp: Nên lựa chọn những loại bàn chải có kích thước vừa miệng, có đầu nhỏ gọn để dễ len lỏi vào sâu bên trong cũng như vị trí dây cung, mắc cài để lấy đi mảng bám và thức ăn thừa. Lông bàn chải mềm và thẳng để tránh làm tổn thương đến nướu và gây hại đến men răng. Nên thay bàn chải trong 3 tháng 1 lần hoặc sớm hơn, nhất là khi lông bàn chải có xơ tua.
- Nên chải răng nhẹ nhàng, các động tác cần được thực hiện từ từ để hạn chế tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng cũng như làm mòn lớp men răng.
- Chọn kem đánh răng: Trong thời kỳ niềng răng, người bệnh không phù hợp với những loại kem đánh răng có tính bào mòn cao. Tốt nhất là nên chọn các loại kem đánh răng có chứa fluoride rất tốt cho người niềng răng.
- Sau khi ăn đồ ăn có chứa axit như cam, quýt, bưởi, chanh… thì không nên chải răng ngay. Bởi lúc này các axit đang làm men răng yếu đi, nếu đánh răng sẽ gây tổn hại tới men răng.
Các bước thực hiện:
- Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa phải lên bài chải, sau đó đặt bàn chải nằm ngang, song song với hệ thống mắc cài. Tiến hành chải răng theo vòng tròn nhẹ theo bề mặt răng. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, từ phía trên, phía dưới vừa giữa các mắc cài.
- Nghiêng bàn chải một góc 45 độ so với mắc cài để các lông bàn chải có thể đi sâu vào trong kẽ răng lấy đi thức ăn thừa.
- Để loại bỏ được các mảng bám, mỗi lần đánh răng nên kéo dài ít nhất là 2 phút. Bạn nên đánh răng lên xuống theo chiều răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng hiệu quả. Đánh răng theo kiểu kéo ngang không những không làm sạch được răng mà còn làm cho lớp men răng dễ bị mòn, nướu bị hư hại.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng bằng bàn chải kẽ răng
Để làm sạch sâu phần kẽ răng và xung quanh mắc cài bạn có thể sử dụng sự trợ giúp của các bàn chải kẽ. Dụng cụ này có thể giúp lấy đi các mảng bám ở trên răng và nướu.
Cách thực hiện như sau:
- Làm sạch dây cung: Để lông bàn chải vuông góc với dây cung và đưa bàn chải luồn vào bên dưới dây cung và thực hiện làm sạch dây cung theo hướng từ trên xuống dưới. Kiên trì thực hiện cho đến hết toàn bộ dây cung.
- Làm sạch các kẽ răng: Bạn nên lựa những đoạn có khoảng trống rồi đâm bàn chải lên sao cho lông bàn chải xuyên vào kẽ răng. Lưu ý chỉ đưa 1 nửa chiều dài lông bàn chải kẽ qua. Sau đó rút ngược lại là xong. Lặp lại thêm 2 – 3 lần để đảm bảo sạch mảng bám.
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa
- Sử dụng một đoạn chỉ nha khoa và cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa sau đó sử dụng ngón cái và ngón trỏ để căng đoạn chỉ này sao cho ở giữa còn một đoạn dài khoảng 3 – 5cm.
- Thực hiện kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng rồi uốn sợi chỉ ôm quanh răng.
- Kéo sợi chỉ lên xuống để làm sạch răng, nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng ở dưới nướu một chút. Tránh kéo mạnh lên nướu có thể gây tổn thương.
- Lặp lại động tác trên ít nhất 2 lần ở mỗi kẽ răng, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
Vệ sinh bằng tăm nước
Tăm nước giúp vệ sinh răng miệng nhanh nhưng chỉ giải quyết được ở mức độ nhất định. Cách vệ sinh răng khi niềng với máy tăm nước như sau:
- Bước 1: Đổ đầy nước ấm vào phần chứa nước của máy.
- Bước 2: Chọn loại đầu máy thích hợp với răng và lắp nó vào tay cầm.
- Bước 3: Chọn chế độ hoạt động của tia nước với mức công suất thấp nhất hoặc vừa phải. Lưu ý không chọn mức cao vì có thể làm lệch mắc cài và dây cung khi chúng chưa ổn định.
- Bước 4: Nghiêng người vào bồn rửa mặt và khép hờ môi để tránh tình trạng nước bị bắn mạnh ra ngoài. Từ từ di chuyển đầu máy tăm nước cho đến hết hàm răng để đẩy thức ăn thừa trong từng kẽ răng ra ngoài.
Chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp trong suốt quá trình niềng răng cũng là yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung.
Bạn cần duy trì bổ sung các loại thực phẩm phù hợp cũng như hạn chế hoặc kiêng hẳn những đồ ăn thức uống có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất trong suốt quá trình niềng răng.
Các thực phẩm nên bổ sung
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất vào bữa ăn hàng ngày. Để phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong quá trình niềng răng, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, protein, chất béo tốt và một số carbohydrate.
Một số thực phẩm nên bổ sung như:
- Thực phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ.
- Các loại trái cây và rau củ tươi.
- Các món ăn chế biến lỏng như bún, cháo, phở, soup.
- Thức ăn nên được chế biến dưới dạng hầm, luộc, hấp.
Ngoài ra, hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày bởi khi niềng răng, miệng của bạn có thể sẽ hơi khô. Miệng khô có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển. Vì vậy, hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp kiểm soát được sức khỏe răng miệng tốt hơn. Bên cạnh đó, bổ sung đủ nước cực kỳ tốt cho sức khỏe tổng thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru.
Thực phẩm nên tránh
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng và giúp cho việc vệ sinh khoang miệng dễ dàng hơn, trong quá trình niềng răng người bệnh nên tránh các loại thực phẩm như:
- Các loại thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo gummy…
- Thực phẩm cứng, dai khiến cho răng phải dụng lực mạnh để nghiền nát thức ăn gây ảnh hưởng không tốt tới men răng răng. Các loại thực phẩm có thể kể đến như: bánh mỳ, bánh nếp, bánh dày, pizza, các loại hạt, kẹo…
- Đồ ăn có chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo ngọt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
- Các loại trái cây như táo, ổi, lê…khi ăn nên cắt nhỏ để không gây ảnh hưởng tới niềng răng.
Trên đây là những thông tin quan trọng bạn cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng khi niềng răng, nếu vẫn còn vấn đề băn khoăn hãy liên hệ với Nha khoa Thúy Đức qua hotline 093 186 3366 để được giải đáp nhé. Chúc bạn sở hữu hàm răng trắng đều với nụ cười tỏa sáng.